[CPB] Đánh giá Bột ăn dặm RIDIELAC GOLD (Vinamilk) có ngon & tốt không? Review Bột ăn dặm RIDIELAC GOLD (Vinamilk). Các loại vị Bột ăn dặm RIDIELAC GOLD (Vinamilk). Bột ăn dặm RIDIELAC GOLD của Vinamilk có mấy loại…
Ăn dặm là gì?

Ăn dặm nghĩa là cho trẻ ăn bổ sung các thức ăn khác ngoài sữa mẹ, bao gồm tinh bột, các loại vitamin từ rau, thịt, cá, trứng, hoa quả, sữa… Các loại thức ăn này chỉ có tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng giúp trẻ phát triển một cách toàn diện chứ không thay thế được sữa mẹ. Sữa mẹ cung cấp nhiều yếu tố kháng khuẩn giúp trẻ tăng đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh. Chính vì vậy mẹ vẫn cần cho trẻ bú đầy đủ, tiến hành giảm lượng sữa và tăng lượng thức ăn dần theo độ tuổi của trẻ.
Thời điểm bắt đầu cho bé ăn dặm
Nên cho bé ăn dặm vào thời gian nào?
Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo, sau 6 tháng tuổi là thời gian tốt nhất cho trẻ bắt đầu ăn dặm. Vì từ 6 tháng tuổi trở đi, bé tăng trưởng mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng cao đồng nghĩa với nhu cầu dinh dưỡng cũng tăng lên. Sữa mẹ khi ấy không đủ đáp ứng dinh dưỡng cho trẻ, nhất là sau 6 tháng, sữa mẹ bắt đầu loãng và ít dần đi. Chính vì thế, trẻ cần được bổ sung chất dinh dưỡng bằng cách ăn dặm để có thể phát triển tốt và khỏe mạnh.
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, từ 6 – 12 tháng tuổi, sữa mẹ cung cấp hơn một nửa nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Từ 12 – 24 tháng tuổi, sữa mẹ cung cấp ít nhất một phần ba nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.
Những sai lầm thường gặp khi cho bé ăn dặm
Khi đến thời điểm cho bé ăn dặm, mẹ sẽ không quên tìm kiếm mọi thông tin về quá trình ăn dặm của bé. Tuy nhiên, quá nhiều thông tin có thể khiến mẹ hoang mang, lo lắng không biết thực – hư, đúng – sai như thế nào. Mẹ đừng lo, chúng tôi sẽ tổng hợp giúp mẹ các thông tin cần thiết để mẹ tự tin chăm bé thật tốt nhé. Giờ thì cùng điểm qua những sai lầm phổ biến dưới đây xem mẹ có mắc phải không nào?
Sai lầm chọn thời điểm ăn dặm cho bé
Sai lầm thông thường là khi chọn thời điểm cho bé ăn dặm. Nhiều mẹ nôn nóng nên cho bé ăn quá sớm, hoặc vì thấy bé nhẹ cân cũng quyết định cho bé ăn dù chưa đủ 6 tháng. Mẹ biết không, thời điểm này hệ tiêu hóa và miễn dịch của bé chưa phát triển đủ để xử lý và dung nạp những nguồn thức ăn mới mẻ, nếu mẹ cố gắng cho bé ăn sớm có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và phát triển của bé sau này.
Ngược lại, một số mẹ lại cho bé ăn quá trễ, điều này có thể dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng ở bé, do giai đoạn này bé cần nhiều nguồn dinh dưỡng phong phú để đáp ứng cho các nhu cầu phát triển thể chất của mình. Do đó, thời điểm tốt nhất để mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm là khi bé tròn 6 tháng tuổi. Khi bắt đầu ăn dặm mẹ nên cho bé ăn bột vị ngọt vì lúc này bé vẫn quen thuộc với vị sữa nên dễ chấp nhận hơn. Mẹ có thể chọn bột ăn dặm RiDIELAC Gạo Sữa giúp bé dễ làm quen và đồng thời cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu như Lysin, chất xơ hòa tan Inulin và Vitamin nhóm B giúp hỗ trợ phát triển thể chất toàn diện.
Nhiều cha mẹ cho bé ăn dặm quá sớm, thậm chí từ khi bé mới được 3 – 4 tháng, điều này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như:
- Nguy cơ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa do hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, chưa thích nghi được với một số loại thức ăn.
- Thức ăn không đảm bảo, khó tiêu hóa khiến trẻ bị tiêu chảy, táo bón.
- Bé ăn dặm sớm khiến trẻ bú mẹ ít đi, các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ bị thiếu hụt ở trẻ, đặc biệt là các chất giúp tăng đề kháng.
- Trẻ bú ít gây tăng nguy cơ mang thai sớm ở người mẹ.
Nếu cho trẻ ăn dặm quá muộn (sau 9 tháng) sẽ khiến trẻ bị thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tăng trường, dẫn đến nguy cơ bị suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu máu…
Không cho bé ăn dầu ăn
Mẹ biết không, dầu ăn với các nhóm axit béo trong thành phần của dầu ăn đóng vai trò dẫn và hòa tan vitamin, giúp đẩy nhanh quá trình hấp thu vitamin quan trọng trong cơ thể. Nếu mẹ không cho bé ăn dầu ăn, khả năng hấp thu vitamin ở bé kém, có thể dẫn đến tình trạng thiếu vitamin D, khiến bé còi xương, chậm lớn, chậm tăng cân. Do đó, mẹ nên bổ sung dầu ăn trong khẩu phần của bé nhé. Các loại dầu ăn tốt cho bé như dầu Oliu, dầu gấc hay dầu dừa.
Cho bé uống nước cam đặc
Xuất phát từ quan niệm nước cam rất tốt cho sức khỏe, nhiều mẹ cho rằng cho bé uống càng nhiều nước cam đậm đặc càng tốt. Tuy nhiên, loại nước ép này có nhiều axit gây hại đến hệ tiêu hóa còn non nớt của bé, và đồng thời cũng không tốt cho men răng mới bắt đầu hình thành. Nếu muốn cho bé thưởng thức món nước cam ngon lành, mẹ có thể pha loãng với nước lọc nhé!
Hầm xương để chế biến thức ăn cho bé
Mẹ cho rằng nước hầm xương đã có đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé, nhưng thực tế, những chất dinh dưỡng quan trọng như chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất vẫn nằm trong xương, thịt và rau. Nên sẽ tốt hơn nếu mẹ cho bé ăn cả nước lẫn cái thịt để đảm bảo dinh dưỡng trọn vẹn cho bé.
Cố đi theo một phương pháp ăn dặm cụ thể
Đây là quan niệm khá phổ biến của nhiều bà mẹ hiện đại, khi mà việc tiếp cận các nguồn thông tin rất dễ dàng thì cũng đem đến sự “rối loạn” trong việc sàng lọc và lựa chọn thông tin cần thiết. Có rất nhiều phương pháp ăn dặm đang được thảo luận mỗi ngày trên mạng Internet, như Ăn dặm kiểu Nhật, Ăn dặm theo phương pháp bé chỉ huy, Ăn dặm truyền thống,…
Mẹ hãy tin rằng, kiến thức là nền tảng, nhưng để áp dụng cho bé yêu của mình thì mẹ cũng cần tin vào bản năng làm mẹ của mình nữa đấy. Mẹ hãy quan sát để thấu hiểu bé yêu của mình, không nên quá bảo thủ nhất nhất theo một phương pháp nào đó. Mẹ nên linh động lựa chọn phương pháp hoặc phương thức phù hợp với thể trạng của bé và điều kiện của mẹ.
Cho bé ăn quá mặn
Dưới 1 tuổi, bé không nên thu nạp nhiều muối đâu mẹ ơi. Vì giai đoạn này, thận của bé chưa phát triển đủ để tiêu hóa lượng muối lớn, nhu cầu của bé chỉ cần dưới 1gram muối mỗi ngày. Lượng muối này hoàn toàn có thể đến từ nguồn thức ăn tự nhiên của bé. Vì vậy, mẹ không cần nêm nếm gì vào đồ ăn của bé cho tới khi bé 1 tuổi mẹ nhé.
Cho trẻ ăn cháo ngọt
Cha mẹ không nên sử dụng quá nhiều đường cho trẻ. Với người lớn, lượng đường tiêu thụ tối đa trong một ngày là 20g. Vì thế, không nên cho trẻ ăn quá nhiều đường sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Quá ưu tiên đạm
Mẹ cho rằng bé thu nạp được càng nhiều đạm càng tốt nên luôn ưu tiên đạm trong thành phần bữa ăn của bé? Mẹ có thể không biết viêc này dẫn đến hiện tượng rối loạn tiêu hóa ở bé và còn dẫn đến tình trạng bé biếng ăn. Mẹ hãy chọn một chế độ ăn hợp lý, cân bằng giữa các nhóm chất đạm, rau xanh, tinh bột,… để cho bé nguồn dinh dưỡng cân bằng tối ưu.
Hâm đi hâm lại nồi cháo
Việc bé ăn mỗi lần một lượng nhỏ khiến mẹ rất khó chế biến, thành ra mẹ lựa chọn là nấu sẵn một nồi cháo có đầy đủ thịt cá và rau củ rồi cho bé ăn dần? Tuy nhiên, khi mẹ hâm đi hâm lại nồi cháo sẽ dẫn đến việc mất chất và vitamin trong cháo. Thay vào đó, mẹ có thể nấu một nồi cháo trắng và chia làm nhiều bữa. Đến giờ ăn của bé, mẹ chỉ cần cho thêm thịt/cá và rau vào rồi nấu sôi, cách này cũng rất nhanh và mẹ sẽ có chén cháo nóng thơm ngon và vẫn đủ dinh dưỡng cho bé, còn bé chắc hẳn sẽ thích thú hơn với khẩu phần ăn được thay đổi thường xuyên.
Để có một chế độ ăn khoa học và phù hợp với bé, mẹ hãy lưu ý những sai lầm ở trên để đảm bảo từng bữa ăn ngon lành và đầy đủ dinh dưỡng cho bé nhé.
Cho bé ăn dặm đúng cách
Nguyên tắc cho bé ăn dặm đúng cách
Cho bé ăn dặm từ ít đến nhiều
Thời gian đầu cho bé ăn dặm, cha mẹ nên tập cho bé ăn từng chút một. 1 – 3 bữa đầu tiên có thể cho trẻ ăn từ 5 – 10ml thức ăn. Tăng lượng ăn dần dần để dạ dày và hệ tiêu hóa của trẻ có thời gian làm quen và thích nghi với một loại thức ăn mới không phải sữa mẹ.
Cho trẻ ăn dặm 1 bữa/ngày. Khi trẻ đã quen dần có thể tăng lên 2 bữa/ngày và thêm bữa phụ như hoa quả, sữa chua, váng sữa…
Cho bé ăn dặm từ lỏng đến đặc
Nên cho trẻ ăn bột loãng từ 2 – 3 ngày sau đó tăng dần độ đặc lên. Tăng độ thô dần dần, từ bột đến cháo rây, cháo nguyên hạt, cơm nát… để trẻ có thể nhanh chóng ăn được các loại thức ăn như người lớn.
Cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, dễ nhai và dễ nuốt vì lúc này trẻ chưa mọc răng hoặc mọc rất ít răng.
Chế biến đồ ăn dặm cho bé đầy đủ dinh dưỡng, hợp vệ sinh
Thời gian đầu trẻ tập ăn chỉ nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa như cháo và các loại rau, củ, quả. Tuy nhiên, từ 9 – 11 tháng cần cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm thức ăn gồm: gạo; thịt, trứng; cá, tôm, cua; rau, củ và dầu hoặc mỡ… Ngoài ra, nên cho trẻ ăn nhiều hoa quả để bổ sung các loại vitamin cần thiết cho cơ thể, giúp trẻ mau lớn, phát triển khỏe mạnh hơn.
Khi chế biến đồ ăn dặm cho trẻ, cần lựa chọn các loại thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh. Tốt nhất nên sử dụng các loại thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng vì hệ tiêu hóa của trẻ rất non nớt, rất dễ bị vi khuẩn tấn công.
Thực đơn ăn dặm cho bé ở từng độ tuổi
Thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 6 – 12 tháng
- Trẻ từ 6 – 8 tháng tuổi: Ở giai đoạn này, trẻ đang tập ăn, vì thế nên cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm và dễ tiêu. Hệ tiêu hóa của trẻ cũng đang làm quen dần với thức ăn, nên cho trẻ ăn từng chút một, mỗi tuần tăng lượng ăn của trẻ lên một chút. Đầu tiên nên ăn 1 bữa/ngày, rồi tăng lên 2 bữa/ngày, đồng thời tăng độ đặc của cháo.
- Trẻ từ 9 – 11 tháng: Giai đoạn này có thể cho trẻ ăn 3 – 4 bữa bột đặc một ngày. Ngoài rau củ quả, nên cho trẻ ăn thêm trứng, thịt, cá, hải sản và đặc biệt là dầu hoặc mỡ. Vẫn duy trì cho trẻ bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức hàng ngày.
Thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 12 – 23 tháng
Khi trẻ được 1 tuổi, có thể ăn đa dạng các loại thức ăn và ăn 4 bữa/ngày. Trong một bữa cần cho trẻ ăn đầy đủ tinh bột; trứng hoặc thịt, cá; rau và dầu mỡ.
Thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 24 – 36 tháng
Giai đoạn này trẻ đã có thể ăn cơm với các loại thức ăn như người lớn. Tuy nhiên cần tránh những thức ăn quá cứng và dai, thức ăn có khả năng gây nghẹn, hóc.
Từ 2 tuổi trở đi, nhiều trẻ đã không còn bú mẹ. Vì thế bữa ăn cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đảm bảo cho sự phát triển của trẻ. Ngoài 3 – 4 bữa ăn chính mỗi ngày có thể cho trẻ ăn thêm 1 – 2 bữa phụ.
Cho trẻ ngồi ăn cơm chung với cả gia đình để trẻ học cách ăn uống, gắp đồ ăn và nhai kỹ thức ăn.
Điểm danh các loại Bột ăn dặm RiDIELAC Gold của Vinamilk

Các loại bột ăn dặm RiDIELAC là một giải pháp tốt giúp mẹ trong giai đoạn tập cho bé ăn dặm đấy. RiDIELAC có nhiều hương vị đa dạng để mẹ đổi bữa cho bé đỡ ngán và xen kẽ với các món ăn mẹ tự chế biến cho bé. Mẹ có thể bắt đầu với bột vị ngọt RIDIELAC Gạo sữa, Yến mạch Sữa, Gạo trái cây; RiDIELAC cũng có nhiều vị mặn như bò, heo, gà, đặc biệt còn có Yến mạch gà đậu Hà Lan rất thơm ngon và bổ dưỡng. Bột ăn dặm RiDIELAC giúp mẹ chế biến bữa ăn ngon cho bé yêu nhanh chóng, thuận tiện và trên hết là luôn đảm bảo đủ dinh dưỡng cho bé.
- Bột ăn dặm RIDIELAC GOLD (Vinamilk) 4 vị mặn – hộp giấy 200g
- Bột ăn dặm RIDIELAC GOLD (Vinamilk) 3 vị ngọt – hộp giấy 200g
- Bột ăn dặm RIDIELAC GOLD (Vinamilk) Bò rau củ – hộp giấy 200g
- Bột ăn dặm RIDIELAC GOLD (Vinamilk) Bò rau củ – hộp thiếc 350g
- Bột ăn dặm RIDIELAC GOLD (Vinamilk) Cá hồi bông cải xanh – hộp giấy 200g
- Bột ăn dặm RIDIELAC GOLD (Vinamilk) Cá hồi bông cải xanh – hộp thiếc 350g
- Bột ăn dặm RIDIELAC GOLD (Vinamilk) Gà rau củ – hộp giấy 200g
- Bột ăn dặm RIDIELAC GOLD (Vinamilk) Gà rau củ – hộp thiếc 350g
- Bột ăn dặm RIDIELAC GOLD (Vinamilk) Gạo sữa – hộp giấy 200g
- Bột ăn dặm RIDIELAC GOLD (Vinamilk) Gạo sữa – hộp thiếc 350g
- Bột ăn dặm RIDIELAC GOLD (Vinamilk) Gạo trái cây – hộp giấy 200g
- Bột ăn dặm RIDIELAC GOLD (Vinamilk) Heo bó xôi – hộp giấy 200g
- Bột ăn dặm RIDIELAC GOLD (Vinamilk) Heo bó xôi – hộp thiếc 350g
- Bột ăn dặm RIDIELAC GOLD (Vinamilk) Heo cà rốt – hộp giấy 200g
- Bột ăn dặm RIDIELAC GOLD (Vinamilk) Heo cà rốt – hộp thiếc 350g
- Bột ăn dặm RIDIELAC GOLD (Vinamilk) Lươn cà rốt đậu xanh – hộp giấy 200g
- Bột ăn dặm RIDIELAC GOLD (Vinamilk) Lươn cà rốt đậu xanh – hộp thiếc 350g
- Bột ăn dặm RIDIELAC GOLD (Vinamilk) Yến mạch gà đầu hà lan – hộp giấy 200g
- Bột ăn dặm RIDIELAC GOLD (Vinamilk) Yến mạch gà đầu hà lan – hộp thiếc 350g
- Bột ăn dặm RIDIELAC GOLD (Vinamilk) Yến mạch sữa – hộp giấy 200g
- Bột ăn dặm RIDIELAC GOLD (Vinamilk) Yến mạch sữa – hộp thiếc 350g
- …
Nhà cung cấp Bột ăn dặm RIDIELAC GOLD uy tín, chính hãng trên toàn quốc
Phân phối sỉ & lẻ Bột ăn dặm RIDIELAC GOLD (Vinamilk) uy tín tại các tỉnh thành trên toàn quốc: An Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Định, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Cao Bằng, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Điện Biên, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hậu Giang, Hòa Bình, Hưng Yên, Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Thọ, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thừa Thiên – Huế, Tiền Giang, Hồ Chí Minh, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Yên Bái.